Đường mía thô hay còn gọi là đường phên là nước mía được đun nấu làm cạn nước cho đến khi nước mía đông đặc thành bánh. Đường mía thô giữ nguyên quy trình nấu đường mía truyền thống, đổ khuôn tạo hình viên đường phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Thành phần: 100% nước mía nguyên chất cô đặc trong 12 giờ
Công dụng:
- Bổ sung khoáng chất tự nhiên, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thanh lọc cơ thể, giúp hỗ trợ giải độc gan.
- Tốt cho người ăn kiêng, hạn chế ảnh hưởng đến đường huyết.
- Tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn, thay thế đường tinh luyện.
Cách dùng:
- Tạo vị ngọt thanh tự nhiên tốt cho sức khỏe.
- Dùng làm gia vị nấu ăn, tạo vị ngọt tự nhiên cho món kho, món chè.
- Pha trà, cà phê, nước ép, tăng hương vị thơm ngon.
- Làm bánh, làm kẹo, giúp thực phẩm ngọt dịu tự nhiên.
Hạn sử dụng: 12 tháng
Bảo quản: Để trong ngăn mát tủ lạnh, tránh nhiệt độ cao
Trọng lượng: 800gr
Đường mía thô là thực phẩm toàn phần chứa nhiều vitamin, chất khoáng, phòng chống, hạn chế nguy cơ tăng khả năng các bệnh rối loạn chuyển hoá như tiểu đường hoặc các nguy cơ khác như loãng xương, mủn răng, sâu răng, còi xương thấp bé…
Sự khác biệt giữa đường mía thô và đường tinh luyện
-So sánh về thành phần:
Đường tinh luyện (đường cát) | Đường mía thô |
Thường chứa 99.9% saccarose/saccarozo và không hoặc chỉ có một ít mật (molasses) tuỳ thuộc vào màu sắc. Saccarose thường được gọi là đường. | Bao gồm 50% saccarose và 50% molasses (khi đo ở dạng sệt). Tên tiếng Anh là jaggery. |
-So sánh về màu sắc:
- Đường tinh luyện: Có nhiều tên gọi khác nhau như đường cát ngà, đường tách mật, đường ly tâm, đường vàng. Chúng đều là các phiên bản khác nhau của đường đã bị tách mật. Màu sắc của đường tinh luyện phụ thuộc vào tỉ lệ molasses bị tách ra, ví dụ như đường trắng (tách 100% molasses), đường cát ngà, cát vàng, cát mơ (tách khoảng 98% molasses). Điều này chưa tính đến các sản phẩm đường cát bị tẩy rửa và sử dụng nhiều chất hoá chất trong quá trình sản xuất đường tinh luyện.
- Đường mía thô: Chưa bị tách mật, giữ nguyên 100% molasses nên có màu nâu sáng, màu nâu hoặc màu nâu đen sẫm tùy thuộc vào mức độ nấu, thời tiết trong quá trình thu hoạch, chất đất, phương pháp canh tác và giống mía. Giống mía tím thường cho ra đường màu nâu sẫm, trong khi giống mía trắng cho ra đường màu nhạt hơn.
-So Sánh về hương vị:
- Đường tinh luyện: Có vị ngọt.
- Đường mía thô: Có hương vị đa dạng bao gồm ngọt, 1 chút chua, mặn và có mùi mật thơm nồng đặc trưng. Đường mía thô dễ lấn lướt cả màu sắc và mùi của nhiều nguyên liệu khác khi kết hợp.
Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng Đường Mía Thô
—————————————————————




Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.